Chu kỳ đẻ trứng của gà
Gà nuôi bao lâu thì bắt đầu đẻ?
Đẻ trứng là bản năng của loài gà. Tùy theo giống loài mà gà số lượng trứng và số lứa khác nhau.
Gà ta (gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo..) bắt đầu đẻ trứng khi được từ 24 - 26 tuần tuổi. Gà ta tuy nhỏ con nhưng mắn đẻ, đẻ số lượng nhiều. Mỗi lần đẻ trên 12 - 15 quả, ấp 18 ngày, nuôi con 1 thảng, bỏ con, chịu trống, lại đẻ tiếp cho đến hết vòng đẻ là lúc gà mái già.
Các giống gà Trung Quốc như gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng hay gà BT thì đẻ sớm hơn. Đặc biệt với những giống gà công nghiệp hướng trứng như Leghorn, gà Gold-line bắt đầu đẻ lúc 20 tuần tuổi..
Chu kỳ đẻ trứng là gì? Chu kỳ đẻ trứng của gà
Gà nhà, thậm chí cả gà công nghiệp đẻ 2 hoặc 3 trứng liền sau đó nghỉ đẻ 1 – 2 ngày (đẻ cách nhật) gọi là chu kỳ đẻ trứng. Độ dài, ngắn của chu kỳ đẻ phụ thuộc vào thời gian hình thành 1 quả trứng.
Ở gà thời gian để hình thành 1 quả trứng là 24 – 48 giờ (trung bình 25 giờ). Với những giống/ cá thể gà có thời gian hình thành trứng trong vòng 24 giờ thì chu kỳ đẻ có thể lên đến 5 – 6 trứng hoặc hơn. Kỷ lục là 25 trứng/1 chu kỳ.
Ở gà thời gian để hình thành 1 quả trứng là 24 – 48 giờ (trung bình 25 giờ). Với những giống/ cá thể gà có thời gian hình thành trứng trong vòng 24 giờ thì chu kỳ đẻ có thể lên đến 5 – 6 trứng hoặc hơn. Kỷ lục là 25 trứng/1 chu kỳ.
Thực tế kiểm nghiệm, nếu gà đẻ trước 10 giờ hôm trước thì hôm sau cũng sẽ đẻ vào giờ đó hoặc muộn hơn. Nếu gà đẻ vào buổi chiều (3 – 4 giờ) thì hôm sau không đẻ (đẻ cách nhật)
Nói một cách dễ hiểu một con gà mái nếu được cho ăn đầy đủ, trung bình 25 giờ sẽ cho ra một quả trứng. Sau khi đẻ xong, gà mái không ấp liền mà bỏ đi kiếm mồi. Ngày hôm sau, lại quay về ổ và cho ra một quả trứng nữa. Đến khi ổ được 3 -4 quả thì gà sẽ nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt đẻ trứng như vậy người ta gọi là một chu kỳ đẻ trứng (hay 1 trật đẻ).
Gà mái đẻ hết trật này tới trật khác cho đến khi số lượng trứng từ 10-18 trứng thì bắt đầu ấp. Có con ngay từ trật đầu tiên đã bắt đầu ấp, có con đẻ nhiều trật quá ấp không hết, người nuôi gà phải đẩy bớt qua những ổ gà mái khác để ấp hộ. Với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, sau khoảng 20-21 ngày, trứng gà sẽ nở với tỉ lệ nở gà trống:gà mái xấp xỉ 50:50.
Chu kỳ sinh học là gì?
Chu kỳ sinh học đẻ trứng là thời kỳ từ lúc đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gà thay lông, trong khoảng thời gian thay lông ở gà đẻ giảm còn 30 – 40% (cả đàn).
Sau khi thay lông, sản lượng trứng lại được khôi phục ở chu kỳ sinh học thứ 2. Tuy nhiên, sản lượng trứng ở chu kỳ sinh học thứ 2, 3 thường thấp hơn chu kỳ đầu nhưng lượng trứng lớn hơn. Thông thường, chu kỳ sinh học kéo dài trên dưới 12 tháng đẻ. Một chu kỳ sinh học, gà tây cho 100 - 150 quả trứng.
Hiện tượng thay lông
Gà thường thay lông vào tháng 7, 8 hàng năm, thời gian kéo dài khoảng từ 2 - 3 tháng. Lông bắt đầu thay từ đầu, ngực rồi đến bụng, cánh và cuối cùng là đuôi. Khi thay lông, gà giảm đẻ, thậm chí ngừng đẻ. Mái đẻ tốt thời gian thay lông ngắn, mái đẻ tồi thời gian thay lông kéo dài. Người chăn nuôi cần quan sát hiện tượng này để loại thải những con gà mái đẻ kém để đỡ tốn thức ăn.
Hành vi đòi ấp của gà
Trong tự nhiên, hầu như gà chỉ đẻ đầy một ổ trứng rồi ngưng và bắt đầu ấp. Hành vi này gọi là đòi ấp. Gà đòi ấp sẽ ngưng đẻ để tập trung vào việc ấp trứng (một ổ khoảng 12 quả). Trong giai đoạn này, gà ít ra khỏi tổ để ăn hay tắm và sẽ mổ nếu bị làm phiền hoặc bị đẩy khỏi ổ. Gà mái sẽ duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong tổ, đồng thời lật trứng trong giai đoạn đầu.
Khoảng 21 ngày trứng sẽ nở. Do trứng chỉ phát triển khi được ấp nên tất cả số trứng sẽ nở trong một hoặc hai ngày (Mặc dù thời gian gà đẻ trứng có thể trải dài trong hai tuần). Gà mái có khả năng nghe thấy tiếng gà con kêu trong vỏ trước khi trứng nở; nó sẽ nhẹ nhàng cục tác để kích thích gà con mổ vỏ chui ra. Gà con sẽ mổ một lỗ thở trên vỏ trứng, thường là phần trên của quả trứng. Gà con sẽ nghỉ ngơi trong vài giờ và tiếp tục mổ cho đến khi lớp vỏ vỡ ra. Chúng chui ra khỏi vỏ và bộ lông được làm khô dưới sức ấm của tổ.
Gà mái nằm trong tổ trong khoảng hai ngày sau khi quả trứng đầu tiên nở. Trong thời gian này, gà mới nở sống nhờ phần dinh dưỡng thu được từ lòng đỏ trứng. Gà mái rời ổ, bỏ lại những quả trứng không nở được. Gà con mới nở được gà mẹ bảo vệ và được ấp để giữ ấm khi cần thiết. Gà mẹ dẫn các con đi tìm thức ăn và nước uống. Nó sẽ gọi con khi tìm thấy thứ gì ăn được nhưng ít khi mớm trực tiếp cho gà con. Gà mẹ tiếp tục chăm sóc gà con đến khi chúng được vài tuần tuổi. Sau đó, nó sẽ mất dần hứng thú và bắt đầu đẻ trứng mới.
Các giống gà lấy trứng hiện đại hiếm khi đòi ấp trứng. Những con nào còn đòi ấp thì thường bỏ ngang giữa chừng. Tuy vậy, một số giống gà Tam hoàng, Cornwall, gà ác thường xuyên đòi ấp và là những bà mẹ tuyệt vời. Nó không chỉ ấp trứng gà giỏi mà còn ấp cả các loại trứng nhỏ hơn như trứng cút, gà lôi, gà tây hoặc ngỗng...
Xem thêm: Gà Jap là gà gì?
Xem thêm: Gà Jap là gà gì?
Gà nuôi lấy trứng
Gà công nghiệp, gà tam hoàng đều là những giống gà đẻ trứng cực mạnh. Một số giống gà có thể đẻ số lượng trứng lên đến 300 quả/năm. Kỷ lục Guinness 2011 dẫn ra kỷ lục gà đẻ 371 trứng trong 364 ngày.
Khả năng đẻ trứng của gà lấy trứng bắt đầu sụt giảm sau 12 tháng. Đặc biệt những con được nuôi trong hệ thống lồng nối tiếp nhau sẽ rụng đáng kể lông và tuổi thọ sụt giảm từ bảy năm xuống dưới hai năm. Lúc này, gà lấy trứng sẽ bị giết thịt, dùng trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc bán dưới dạng "gà nấu súp".
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, thay vì giết thịt, gà bị ép rụng lông để bắt chúng đẻ trứng tiếp. Người ta thực hiện việc này bằng cách không cho gà ăn (có khi không cho uống) trong khoảng từ 7 đến 14 ngày hay một khoảng thời gian đủ dài để gà sụt mất 25 - 35% cân nặng. Việc làm này kích thích gà rụng lông và kích thích gà đẻ trứng tiếp.
Kỹ thuật nuôi gà lấy trứng từ 0 - 64 tuần tuổi
Nuôi gà con 0-6 tuần tuổi
Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, do đó, thức ăn cho gà phải đầy đủ về số lượng và chất lượng. Nguyên liệu để sản xuất thức ăn phải tốt. Tuy nhiên, từ tuần tuổi thứ 2 và 3, phải khống chế khối lượng cơ thể và thức ăn. Đồng thời phải nuôi tách riêng trống mái ngay từ 1 ngày tuổi.
Nuôi gà hậu bị 7-20 tuần tuổi
Giai đoạn này gà tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều. Nuôi gà hậu bị đẻ khác với nuôi gà giò thịt: Gà không được béo, thân hình phải gọn nhẹ, ngăn phát dục sớm, để khi đẻ cho sản lượng trứng cao và nở tốt.
Cần áp dụng chế độ ăn hạn chế thức ăn cả về chất và lượng, đồng thời khống chế độ chiếu sáng – giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày.
Để tránh trường hợp con khỏe tranh ăn với con yếu, chu vi máng ăn cần tăng gấp 2 lần so với gà thịt. Điều này giúp tăng độ đồng đều của đàn gà hậu bị đẻ, số lượng gà được chọn sẽ nhiều hơn
Nuôi gà đẻ 21 - 66 tuần tuổi
+ Giai đoạn gà 21-23 tuần tuổi (giai đoạn khởi động): Tăng khối lượng thức ăn của gà lên từ từ để hoàn chỉnh về mặt sinh lý cơ thể, chuẩn bị cho giai đoạn đẻ. Chất lượng thức ăn như protein, năng lượng … phải tăng cao hơn so với gà hậu bị và gà đẻ sau 24 tuần tuổi. Gà trống, gà mái phải nuôi tách riêng.
+ Giai đoạn đẻ 24-60 tuần tuổi: Gà chính thức cho sản phẩm. Thời điểm này, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Để đạt được tỷ lệ đẻ "số gà con/1 mái" cao, bạn phải đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho gà theo tỷ lệ (số lượng thức ăn ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng thấp hơn giai đoạn khởi động). Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn về mật độ nuôi, mật độ máng ăn, máng uống, thời gian và cường độ chiếu sáng, chống nóng.
Chế độ ánh sáng: Mùa hè thì ánh sáng tự nhiên giữa ngày và đêm là tương đối thích hợp. Về mùa đông, do ngày ngắn đêm dài, mỗi ngày cần thắp điện sáng thêm 1-2 tiếng để giúp gà đẻ trứng tốt hơn.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:
– Thức ăn đảm bảo 17,5 - 18% ĐẠM
– Thức ăn chính vẫn là thóc lúa, cơm, ngô, rau xanh. Cho ăn thường xuyên liên tục. Ngoài ra, cần bổ sung các chất dinh dưỡng như: 1 bữa thịt/cá/tép mỗi tuần. Nên bổ sung vào thức ăn các vitamin A, D, E ACID Pantothenic, ACID Folic, Biotin, Cholin Clorid hoặc Aminnovit. Dùng 2g trộn vào 1kg thức ăn và cho ăn liên tục 15-20 ngày.
Để gà mái đẻ thả vườn tốt cần chú ý:
– Không cho gà ấp bóng. Khi ngừng đẻ trứng, theo bản năng gà sẽ đòi ấp, do vậy để đạt được năng suất trứng tốt, ta cần tiến hành cai ấp cho gà.
Cách làm: Chuyển gà mái sang chuồng khác thoáng đãng, không có ổ đẻ, cho ăn thực phẩm giàu Protein, rau xanh và thả cùng 1 con trống khỏe mạnh, hăng hái để khi gà mái nằm ấp gà trống sẽ quấy. Về mùa hè, bạn có thể tắm mát cho gà mái để nó không nằm ấp bóng. Cai ấp được 1 tuần thì cho về chuồng nuôi cũ.
– Gà thay lông: thời kỳ thay lông, năng suất đẻ của gà giảm. Con nào thay lông lâu thường đẻ năng suất thấp, nên để ý và loại thải những con đó.
– Khi gà bắt đầu đẻ thường bị tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ. Gà bị bạch lỵ thì không dùng trứng của con đó để ấp nở vì bệnh này lây qua trứng và nhiễm vào gà con.
– Ngoài ra, gà đẻ cũng hay bị sưng chân nếu chuồng nuôi không đủ khô và chất độn dày và khô. Bà con cần chú ý để phòng tránh bệnh cho gà, để không ảnh hưởng sản lượng trứng, đảm bảo chất lượng trứng khi đưa đi ấp nở.
Gà 41-64 tuần tuổi: đẻ giảm dần, tích mỡ bụng nhiều, cần giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà.
Các chuyên gia khuyên nhà nông nên giết thịt gà mái trên 3 tuổi bởi chúng không còn khả năng đẻ nhiều trứng.
Nhận xét
Đăng nhận xét