[Bí Mật] Gà đạp mái như thế nào?
Không có “cục cưng”, gà đạp mái như thế nào?
Là nhóm động vật thuộc lớp Chim (Aves), gia cầm hầu như không có dương vật (trừ vịt) - Theo tờ Physyorg.
Cơ quan sinh dục của gà trống không phát triển. Nó chỉ là chỗ phình, hình bong bóng của ống dẫn tinh. Do đó, gà giao phối theo cách mà các nhà sinh vật học gọi là “chạm nhau qua lỗ huyệt” (cloacal kiss). Lỗ này vừa có chức năng bài tiết vừa là phương tiện phóng trứng và tinh trùng.
Khi giao phối, cơ quan sinh dục ngoài của con trống áp sát vào lỗ huyệt của con cái. Lúc này âm đạo mở ra, tinh trùng được phóng vào âm đạo và đi vào bên trong tử cung.
Nghiên cứu sâu hơn về Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu
Khi đã đủ trưởng thành và thành thục sinh dục, gà bắt đầu có phản xạ sinh dục (phản xạ về tính). Đây là phản xạ không điều kiện, bao gồm:
- Phản xạ giao tiếp,
- Hưng phấn cơ quan giao hợp (sinh dục thứ cấp)
- Phản xạ giao phối, phóng tinh.
Ba phản xạ trên xảy ra trong cùng một khoảng thời gian ngắn, chúng có quan hệ với nhau. Nếu một phản xạ nào mất thì các phản xạ tiếp theo không xuất hiện.
Phản xạ giao tiếp của con trống biểu hiện ở hành vi: đuổi mái, gẹ, kêu cục cục, mổ thật/ giả thức ăn để gạ mái lại gần, vỗ cánh xoay quanh con mái…
+ Hưng phấn cơ quan giao hợp
Khi con mái đứng yên, cơ quan sinh dục của con trống hưng phấn và nhảy mái (đạp mái). Khi nằm trên mình con mái, gà trống điều chỉnh tư thế chắc chắn bằng cách dùng mỏ giữ đầu con mái và bàn chân ôm chặt lấy lưng. Lúc đó là động tác giao phối, ổ nhớp ở lỗ huyệt con trống áp sát vào lỗ huyệt con mái và phóng tinh.
Video Khả năng đạp mái của gà trống (13-29 lần/giờ):
Video Khả năng đạp mái của gà trống (13-29 lần/giờ):
Theo kinh nghiệm của nông dân nuôi gà ta chuyên nghiệp, muốn gà trống đạp mái đạt tỷ lệ có phôi cao, mỗi tuần một lần rửa sạch phân bám vào lông quanh lỗ huyệt của gà trống và gà mái, thậm chí nhổ bớt lông ống xung quanh lỗ huyệt của gà trống. Như vậy mới bảo đảm lỗ huyệt gà trống áp sát vào lỗ huyệt gà mái, giúp gà trống phóng tinh vào âm hộ gà mái dễ dàng và trọn vẹn, không bị rớt tinh ra ngoài.
+ Phản xạ phóng tinh
Con trống kích hoạt phản xạ phóng tinh, phóng từng ít tinh trùng một lần nhờ sự co bóp của ống dẫn tinh. Khối lượng tinh dịch phóng ra ở gà là 0,6-0,2ml/lần giao phối, với mật độ 3,4 tỷ tinh trùng/ml tinh dịch.
Trung tâm thần kinh điều khiển sự giao phối và phóng tinh của gà nằm ở tủy sống hông. thần kinh giao cảm làm tăng sự phóng tinh, còn phó giao cảm thì ngược lại. Gà sẽ đạt được cảm giác cực khoái khi phóng tinh.
Gà có thể đạp mái 25-41 lần/ngày. Đặc biệt, nếu nhốt gà trống riêng và thả gà mái vào, số lần đạp mái có thể tăng lên đến 13-29 lần/giờ. Đây là một kỷ lục mà không có bất kỳ loại động vật nào vượt qua được.
Video "Gà đạp mái" cho bác nào chưa biết:
Gà trống bị ngã ngựa hay thượng mã phong do quá sức. Nếu gà trống đạp mái nhiều lần, liên tục sẽ xẩy ra hiện tượng này
Gà trống đa tình và hiện tượng gà mái chọn cha cho con
Gà trống đa tình
Gà trống thường rất bừa bãi trong “chuyện ấy”. Chúng thích tìm kiếm gà mái lạ hơn là những gà mái đã quen hơi. Các nhà khoa học gọi hành vi đó là “hiệu ứng Coolidge”.
“Hiệu ứng Coolidge” bắt nguồn từ câu chuyện liên quan tới vợ chồng Tổng thống Mỹ thứ 30 Calvin Coolidge. Trong chuyến thăm trang trại gà hồi những năm 1920, bà Coolidge vô tình để ý thấy một con gà trống lúc nào cũng bận rộn giao phối. Cư dân tại trang trại nói với đệ nhất phu nhân rằng gà trống có thể đạp mái cả tá lần mỗi ngày. “Nói chuyện này cho tổng thống khi ông ấy tới nhé”- Đệ nhất phu nhân thầm thì.
Khi nghe chuyện, tổng thống hỏi: "Liệu con gà trống có “yêu” cùng một con gà mái không?". Vì gà trống luôn thích cảm giác lạ nên Câu trả lời thực tế là "Không". “Nói điều này với bà Coolidge đi”- vị tổng thống đối đáp một cách hài hước.
Gà mái chọn cha cho con
"Gà mái có thể bài tiết tinh trùng ngay sau khi giao phối. Khi chúng làm thế, trung bình hơn 80% lượng tinh trùng của con trống bị đào thải ra ngoài" Một nghiên cứu ở Đại học Oxford, Anh tiết lộ.
Gà mái có thể bài tiết 80% lượng tinh trùng của con trống ngay sau khi giao phối nếu nó không muốn con trống đó làm cha của đàn gà con. Sau khi tiến hành nhiều cuộc giao phối liên tục, Con gà mái thường “loại bỏ” tinh trùng. Trong trường hợp này, nó thường ưu tiên cho đối tác đầu tiên.
Các con mái có những hành vi đối xử khác nhau với các con trống. Địa vị trong đàn của các con trống cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hay đá bỏ tinh trùng của con mái. Các con mái ưu tiên chọn con trống thống trị trong đàn.
Các kết quả cho thấy, các con cái sống bầy đàn có vị thế lớn trong cuộc chiến giành quyền làm cha của các đối thủ đực khác nhau. Ở các loài động vật như gà, con trống vốn ép con mái thụ tinh nhưng con cái vẫn có cách kiểm soát ai sẽ là cha của những con gà con của nó. Việc đào thải tinh trùng là một cách thức hữu hiệu của những con mái để đánh lừa cơ hội thụ tinh thành công của con trống.
Cách thức đối phó này của gà mái cũng được tìm thấy ở các loài giun, côn trùng hay thậm chí là linh trưởng. Ở vịt, vịt đực có những dương vật hình xoắn lớn, có thể cho phép nó cương cực đại dài đến trên 20 centimet trong 1/3s. Để tránh bị thụ tinh bởi một con vịt đực cưỡng chế, giống vịt cái cũng tiến hóa nhiều túi âm đạo dài và cụt trong rãnh âm đạo. Nếu dương vật vịt đực đưa vào cái túi cụt thì bị tắc và không thể tiếp cận đến tử cung chứa trứng.
Video 1 gà mái và 10 gà trống:
Video 1 gà mái và 10 gà trống:
"Sau khi tiến hành nhiều cuộc giao phối liên tục, Con gà mái thường “loại bỏ” tinh trùng. Trong trường hợp này, nó thường ưu tiên cho đối tác đầu tiên"
Thụ tinh nhân tạo cho gà
Tinh trùng gà trống tập trung ở tử cung và cuống phễu gà mái. Khoảng 10 - 12 ngày sau giao phối, tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh cho trứng mới rụng hàng ngày của gà, trung bình mỗi ngày rụng một trứng. Như vậy gà mái có thể sử dụng tinh trùng có sẵn trong tử cung từ từ trong suốt hơn 10 ngày.
Lợi dụng khả năng này và phản xạ có điều kiện ở gà, ngày nay nhiều chuyên gia đã có cách làm gà trống xuất tinh mà không cần có con mái.
Nhốt gà trống tách gà mái, dùng tay vuốt dọc xương khum của gà trống nhịp nhàng nhiều lần, gà sẽ tự phóng tinh. Dùng cái chai miệng hình phễu để hứng tinh dịch. Đây là phương pháp lấy tinh trùng gà trống để thụ tinh nhân tạo cho gà mái.
Sau đó, pha loãng tinh dịch, lấy ống tiêm kích thước 2ml, hút tinh trùng và bơm vào âm đạo gà mái. Kết quả là một con gà trống phục vụ dễ dàng cho hơn 75 con gà mái và tỷ lệ có phôi của trứng thì nâng lên đến 96%. Phương pháp thụ tinh nhân tạo này mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm số lượng con trống phải nuôi.
Thử nghiệm tác dụng của hormon sinh dục đực ở gà
Giữa thế kỷ 18, người ta phát hiện ra tác dụng của hormon sinh dục đực từ những thí nghiệm trên gà.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nếu cắt bỏ tinh hoàn gà trống thì mào gà sẽ héo hon và gà không còn ham muốn đạp mái.Tuy nhiên, nếu ghép một mảnh tinh hoàn mới cho gà thì mào gà lại tươi thắm và gà sẽ “hồi xuân”.
Như vậy, tuyến sinh dục ngoài chức năng sinh sản còn đảm nhiệm vai trò của cơ quan nội tiết, tiết ra các hormon sinh dục, ảnh hưởng lớn đến hình dáng bên ngoài của gà.
Tất cả các hormon được tạo ra ở tuyến sinh dục con trống được gọi là androgen, còn ở con mái là oestrogen. Nhóm androgen bao gồm những hormon: testosteron, androsteron, dehidroandrosteron... Trong đó, Chất có hoạt tính mạnh nhất là testosteron. Dưới ảnh hưởng của androgen, con đực phát triển các dấu hiệu sinh dục thứ cấp như: mào và tích, màu lông...
Cũng nhờ Hormon sinh dục, gà trống trở nên can trường và dũng mãnh. Nếu gà bị thiến, mào và tích từ từ nhỏ đi, tính tình thay đổi và mất sự quyến rũ giới tính.
Xem thêm: Gà Jap là gà gì?
Xem thêm: Gà Jap là gà gì?
Nhận xét
Đăng nhận xét